Hình sự

Người thành niên phạm pháp có thể bị đưa vào 'cơ sở giáo dục'

Cập nhật: 20-08-2012 09:35:12

Em bạn đã vi phạm pháp luật như đánh bạc, trộm cắp, tuy chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hành chính. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét áp dụng biện pháp “đưa vào cơ sở giáo dục”.

> Muốn đưa em trai vào trường giáo dưỡng

Luật sư Phạm Thanh Bình cho biết, theo quy định của pháp luật Việt Nam “đưa vào trường giáo dưỡng” vừa là một trong những biện pháp xử lý hành chính, đồng thời vừa là một trong những biện pháp tư pháp được áp dụng để xử lý về hình sự. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này chỉ được thực hiện đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật hoặc phạm tội.

Cụ thể, khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) quy định về biện pháp “đưa vào trường giáo dưỡng” như sau: Đưa vào trường giáo dưỡng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này để học văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của trường...”

Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:

A) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự;

B) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;

C) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.”

Về hình sự, khoản 1 Điều 70 Bộ luật hình sự (BLHS) quy định “đưa vào trường giáo dưỡng” là một trong những biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa có thể được áp dụng đối với người chưa thành niên (người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi) phạm tội. Cụ thể là: Toà án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ”.

Như vậy, đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp “đưa vào trường giáo dưỡng” trong lĩnh vực hành chính hoặc hình sự đều là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi phạm vi phạm pháp luật hoặc phạm tội. Theo các quy định nêu trên, em bạn hiện đã 22 tuổi nên không diện được áp dụng biện pháp này.

Tuy nhiên, em bạn đã có những hành vi vi phạm pháp luật như đánh bạc, trộm cắp, tuy chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, để giáo dục người có hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét áp dụng biện pháp “đưa vào cơ sở giáo dục” đối với người có hành vi vi phạm. Điều 25 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định về biện pháp xử lý hành chính này như sau:

1. Đưa vào cơ sở giáo dục do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục.

Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là từ sáu tháng đến hai năm.

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài, vi phạm trật tự, an toàn xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.

Không đưa vào cơ sở giáo dục người chưa đủ 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi….”.

Như vậy, nếu em bạn đáp ứng được các điều kiện tại quy định nêu trên, gia đình bạn có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét áp dụng biện pháp “đưa vào cơ sở giáo dục” để có thể giáo dục, uốn nắn và giúp cho em bạn sống tốt hơn.

Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Hồng Hà
Số 114, Phan Kế Bính, Ba Đình, Hà Nội

 
Nguồn: VnExpress
thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, tâm lý học, phòng chống tội phạm, Luật sư Nông Thị Hồng Hà, Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thanh Bình, Phan Kế Bính, Công ty Luật Hồng Hà, Vnexpress, công an nhân dân, vụ án, bị can, bị cáo, người chưa thành niên, Luật sư bào chữa, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ luật tố tụng hình sự, người tham gia tố tụng, người bị hại, điều tra, truy tố, xét xử, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, khởi kiện, tranh chấp, thụ lý, hòa giải, lao động, hành chính, kinh tế, đất đai, ly hôn, tài sản, thừa kế, khu đô thị mới, căn hộ, ranh giới, cơ quan tiến hành tố tụng, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, tâm lý học, phòng chống tội phạm, bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, người đại diện hợp pháp, từ chối, các biện pháp ngăn chặn, bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, gia hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam, hậu quả xấu, lấy lời khai, hỏi cung, thời gian, địa điểm, cán bộ chuyên trách, cán bộ trợ giúp, tư vấn về pháp lý, y tế, độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khỏe, xét xử lưu động, còng tay, phương tiện, cưỡng chế, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý, tiêu cực, chống đối, gây mất trật tự tại phiên toà, đại diện của gia đình bị cáo, hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, phạt tù, án treo, trắng án, giám sát, tái hòa nhập cộng đồng, người làm chứng, quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, thu thập chứng cứ, lấy lời khai, kiểm tra dấu vết, chụp ảnh thương tích, ghi âm, ghi hình, xét xử kín, xâm phạm tình dục trẻ em, mua bán trẻ em, tham khảo, chứng khoán, phá sản, cổ phiếu, cổ phần, bất động sản, rửa tiền
Ý kiến bạn đọc (0)
Ý kiến của bạn
Họ và tên :
Email của bạn :  *
Mã bảo vệ :    (*)
Tiêu đề :
Nội dung :  *
          
Các tin khác: