Nghiên cứu- Tham khảo

Trách nhiệm chứng minh tội phạm - Bài 2: Gỡ bỏ gánh nặng cho tòa

Cập nhật: 06-03-2012 20:34:40

Theo nhiều chuyên gia, việc gỡ bỏ trách nhiệm chứng minh tội phạm của tòa sẽ góp phần tăng cường tính tranh tụng tại phiên tòa hình sự, vốn là một mục tiêu quan trọng của cải cách tư pháp. Để làm được, cần phải sửa luật từ nguyên tắc đến các quy định cụ thể…

Từ vài năm trước, trong các đợt góp ý sửa đổi BLTTHS năm 2003, nhiều chuyên gia đã đề cập đến việc phải gỡ bỏ gánh nặng chứng minh tội phạm để tòa chỉ thực hiện đúng chức năng xét xử như Hiến pháp quy định. Đến nay, Đề án mô hình tố tụng hình sự Việt Nam do VKSND Tối cao soạn thảo đề cao nguyên tắc tòa chỉ thực hiện chức năng xét xử, không buộc tội bị cáo, không có trách nhiệm chứng minh tội phạm lại càng được nhiều người tán đồng.

Sửa nguyên tắc

Theo TS Nguyễn Thái Phúc (Giám đốc Học viện Tư pháp), trước hết cần phải sửa Điều 10 BLTTHS hiện hành theo hướng trách nhiệm chứng minh tội phạm chỉ thuộc về các cơ quan buộc tội là cơ quan điều tra, VKS.

Sửa nguyên tắc không thì chưa đủ mà còn phải sửa cả những quy định cụ thể. Theo TS Phúc, phải bỏ cả những thẩm quyền không phù hợp với chức năng xét xử của tòa như thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự (khoản 1 Điều 104), thẩm quyền được xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS truy tố trong cùng một điều luật theo hướng nặng hơn (khoản 2 Điều 196).

TS Phúc cũng đề nghị bỏ quy định về việc thẩm phán trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Điều 179 và Điều 199). Chỉ nên quy định trường hợp duy nhất mà thẩm phán có quyền trả hồ sơ yêu cầu bổ sung là khi phát hiện có những vi phạm tố tụng nghiêm trọng cản trở việc xét xử của tòa như VKS chưa tống đạt cáo trạng cho bị cáo... Còn vấn đề chứng cứ đã đủ hay chưa, có thể xử được hay không, chứng cứ nào quan trọng không phải là sự quan tâm của tòa vì người phải quan tâm về việc này là VKS. Tòa chỉ cần quan tâm là VKS có chứng minh được cáo trạng hay không. VKS không chứng minh được thì tòa tuyên vô tội và ngược lại.

Theo TS Phúc, tòa không phải là bên tranh tụng nên không tham gia xét hỏi mà chỉ điều khiển quá trình xét hỏi. Ảnh: HTD

Tòa không “hỏi chính”

Phân định rõ chức năng xét xử với buộc tội

BL TTHS giao tòa án cũng có trách nhiệm chứng minh tội phạm là không phù hợp. Tòa là cơ quan xét xử, không thể vừa chứng minh tội phạm vừa xét xử. Trách nhiệm xác định sự thật vụ án chỉ có cơ quan điều tra và VKS; bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc chứng minh là mình vô tội. Khi xét xử, tòa chỉ nhận thức sự thật, kiểm tra, xác định sự thật qua việc tranh luận, đối đáp và căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra phán quyết. Nếu nhận thấy đủ chứng cứ buộc tội thì quy trách nhiệm, còn không có căn cứ thì tuyên bị cáo không phạm tội hoặc trả hồ sơ để điều tra lại... Có phân định rành mạch chức năng buộc tội và chức năng xét xử thì mới nâng cao được trách nhiệm của người tiến hành tố tụng, bảo đảm tính khách quan, công bằng khi tòa ra bản án.

TS ĐỖ VĂN ĐƯƠNG, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

Song song đó, theo TS Phúc, phải sửa đổi các quy định về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa để đảm bảo tính tranh tụng theo hướng nên quy định chỉ các bên tranh tụng mới tham gia vào thủ tục xét hỏi. Tòa không phải là bên tranh tụng nên không tham gia xét hỏi mà chỉ điều khiển quá trình xét hỏi.

Về vấn đề này còn có những ý kiến khác nhau. Kiểm sát viên cao cấp Võ Văn Thêm (Viện Phúc thẩm 3 VKSND Tối cao) cho rằng do mô hình tố tụng của chúng ta là pha trộn giữa thẩm vấn và tranh tụng nên chỉ cần giảm bớt việc xét hỏi của tòa là ổn. Tòa cũng có thể xét hỏi theo kiểu gợi mở vấn đề cần làm sáng tỏ cho kiểm sát viên và luật sư tranh luận tiếp...

Đề án mô hình tố tụng hình sự Việt Nam cũng đề cập tới việc đổi mới vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tố tụng và trình tự xét xử tại phiên tòa theo hướng việc xét hỏi chính thuộc về kiểm sát viên và người bào chữa. Kiểm sát viên hỏi về các tình tiết chứng minh việc buộc tội, luật sư hỏi về các tình tiết gỡ tội. Trình tự xét hỏi theo thứ tự kiểm sát viên hỏi trước, tiếp đến là người bào chữa và HĐXX nếu thấy cần thiết để kiểm tra chứng cứ buộc tội, gỡ tội.

Đây cũng là phương án được nhiều người, trong đó có luật sư Hoàng Cao Sang (Đoàn Luật sư TP.HCM) tán đồng. Theo luật sư Sang, tòa nên nhường phần lớn việc xét hỏi lại cho kiểm sát viên và luật sư để có thời gian, có điều kiện bình tĩnh quan sát, phân tích, đánh giá vấn đề. Nếu sau khi các bên buộc tội, gỡ tội xét hỏi xong mà vẫn còn những điểm chưa rõ thì tòa hoàn toàn có quyền quay trở lại phần xét hỏi để chủ động hỏi thêm.

Sửa giới hạn xét xử

Nhiều ý kiến cũng cho rằng nên bỏ luôn quy định khi VKS rút toàn bộ quyết định truy tố, HĐXX vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án (Điều 222). Cạnh đó nên sửa Điều 196 theo hướng trong bất kỳ trường hợp nào, tòa cũng không được vượt quá giới hạn truy tố của VKS nếu gây bất lợi cho bị cáo. Tòa chỉ có thể vượt quá giới hạn truy tố nếu không làm bất lợi, không ảnh hưởng đến quyền bào chữa của bị cáo.

Theo luật sư Nguyễn Toàn Thiện (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận), cần thống nhất quan điểm rằng tòa là người làm chứng công tâm trong quá trình chứng minh bị cáo có tội hay không. Cho nên VKS truy tố khung hình phạt nào thì tòa chỉ nên xét xử ở khung đó, không nên có quyền xử nặng hơn khung hình phạt bị truy tố. Bởi lẽ thực tế nếu tòa đóng vai trò là người chứng minh tội phạm thì việc xét hỏi dễ bị chủ tọa lái theo ý của mình. Điều này rất nguy hiểm vì việc tiếp cận hồ sơ rồi xét xử theo ý chủ quan của thẩm phán là thiếu khách quan do chứng cứ trong hồ sơ có thể không phù hợp với các chứng cứ khác. Cho nên tòa phải trở về với đúng nghĩa chỉ là cơ quan xét xử, không tham gia vào quá trình đánh giá chứng cứ, tội danh của VKS.

Họ đã nói

Thay đổi chính sách hình sự

Tôi nghĩ bỏ trách nhiệm chứng minh tội phạm của tòa không đơn giản chỉ sửa BLTTHS mà phải bắt đầu từ gốc rễ là chính sách hình sự, cơ chế tố tụng. Bởi lẽ mô hình tố tụng pha trộn nghiêng về thẩm vấn đã hình thành từ lâu in vào nhiều thế hệ từ lý luận cho đến thực tiễn tác nghiệp, rất khó từ bỏ ngay. Ngoài ra, sở dĩ BL TTHS quy định các cơ quan có nghĩa vụ chứng minh tội phạm là nhằm mục đích để ba cơ quan nắm nội dung vụ án rõ hơn, đầy đủ hơn. Do đó cần phải có sự thay đổi lớn từ gốc rễ và cần thời gian để thẩm phán làm quen với cách tác nghiệp mới.

Một giảng viên Trường ĐH Luật Hà Nội

Ghi nhận nguyên tắc tranh tụng

Luật cần phải ghi nhận tranh tụng là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam vì đó là quy luật khách quan của hoạt động tố tụng hình sự. Tranh tụng đảm bảo tính khách quan và giúp làm rõ chân lý của vụ án thông qua các chứng cứ để đi đến một cái đích cao nhất là sự thật vụ án, tránh oan sai cho người vô tội.

Kiểm sát viên cao cấp VÕ VĂN THÊM, Viện Phúc thẩm 3 VKSND Tối cao

Không trả hồ sơ vì chứng cứ

Chức năng của tòa là xét xử nên chứng cứ trong hồ sơ đến đâu thì xử đến đó, không nên vì chứng cứ mà trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung những ý mà tòa cho là cần thiết. Tòa cũng không phải chịu trách nhiệm về việc thu thập cũng như tính đúng đắn của các chứng cứ trong hồ sơ. Luật cũng cần có điều khoản quy định rõ việc tìm chứng cứ, chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra và VKS, không nên ghi chung chung như hiện nay là “thuộc các cơ quan tố tụng”.

Luật sư NGUYỄN THẾ PHONG, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Long An

THANH TÙNG

 
Nguồn: phapluattp.vn
bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, tâm lý học, phòng chống tội phạm, Luật sư Nông Thị Hồng Hà, Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thanh Bình, Phan Kế Bính, Công ty Luật Hồng Hà, Vnexpress, công an nhân dân, vụ án, bị can, bị cáo, người chưa thành niên, Luật sư bào chữa, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ luật tố tụng hình sự, người tham gia tố tụng, người bị hại, điều tra, truy tố, xét xử, Bộ luật hình sự, Steve Jobs, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, khởi kiện, tranh chấp, thụ lý, hòa giải, lao động, hành chính, kinh tế, đất đai, ly hôn, tài sản, thừa kế, khu đô thị mới, căn hộ, ranh giới, cơ quan tiến hành tố tụng, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, tâm lý học, phòng chống tội phạm, bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, người đại diện hợp pháp, từ chối, các biện pháp ngăn chặn, bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, gia hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam, hậu quả xấu, lấy lời khai, hỏi cung, thời gian, địa điểm, cán bộ chuyên trách, cán bộ trợ giúp, tư vấn về pháp lý, y tế, độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khỏe, xét xử lưu động, còng tay, phương tiện, cưỡng chế, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý, tiêu cực, chống đối, gây mất trật tự tại phiên toà, đại diện của gia đình bị cáo, hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, phạt tù, án treo, trắng án, giám sát, tái hòa nhập cộng đồng, người làm chứng, quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, thu thập chứng cứ, lấy lời khai, kiểm tra dấu vết, chụp ảnh thương tích, ghi âm, ghi hình, xét xử kín, xâm phạm tình dục trẻ em, mua bán trẻ em, tham khảo, chứng khoán, phá sản, cổ phiếu, cổ phần, giao dịch đáng ngờ, kinh doanh bất động sản, giao dịch bất thường, hồ sơ, nhà đất, giả mạo, thông tin, nhân thân, ủy quyền, giá thị trường, vụ thảm sát, Cảnh sát phản ứng nhanh, điện thoại di động, khẩn cấp, ngoại tình, phí công chứng
Ý kiến bạn đọc (0)
Ý kiến của bạn
Họ và tên :
Email của bạn :  *
Mã bảo vệ :    (*)
Tiêu đề :
Nội dung :  *
          
Các tin khác: