Tin, bài đáng chú ý

5.000 USD là hạn mức ngoại tệ phải khai báo khi xuất, nhập cảnh

Cập nhật: 19-10-2011 20:46:51

5.000 USD là hạn mức để xác định nghĩa vụ khai báo Hải quan khi xuất nhập cảnh chứ không phải là số tiền chỉ được mang theo khi xuất, nhập cảnh Việt Nam

Hỏi: Cần phải làm những thủ tục gì để chuyển khoản tiền được thừa kế ở Việt Nam ra nước ngoài? Theo quy định của Nhà nước thì khoản tiền được chuyển từ VN ra nước ngoài trong trường hợp này là bao nhiêu?

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cá nhân có quyền mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ cho những mục đích hợp pháp. Việc mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phải tuân thủ qui định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối.

Điều 8 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối quy định: người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài thông qua tổ chức tín dụng được phép cho các mục đích dưới đây:

1. Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;

2. Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;

3. Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;

4. Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;

5. Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;

6. Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;

7. Các mục đích chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.

Đối với người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản hoặc các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài.

Theo thông tin mà ông cung cấp thì khoản tiền em gái ông muốn chuyển ra nước ngoài được coi là “phần hương hỏa của bố mẹ để lại” nên chúng tôi hiểu rằng đây là khoản tiền được nhận thừa kế của ông và các anh em ở nước ngoài. Việc chuyển tiền cho người thừa kế ở nước ngoài được tuân thủ theo quy định tại Điều 10 Quyết định số 1437/2001/QĐ-NHNN ngày 19/11/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, công dân Việt Nam đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài được liên hệ với Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối để làm thủ tục chuyển, mang ngoại tệ (có được do thừa kế) ra nước ngoài.

* Hồ sơ để làm thủ tục bao gồm các loại giấy tờ sau:

- Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ (Theo mẫu của Ngân hàng);

- Bản chính hoặc bản sao công chứng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chia thừa kế hoặc di chúc, văn bản thoả thuận giữa những người thừa kế hợp pháp;

- Văn bản uỷ quyền của người thừa kế (có công chứng, chứng thực) hoặc tài liệu chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật của người xin chuyển, mang ngoại tệ.

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân (đối với trường hợp xin chuyển ngoại tệ) hoặc bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp xin mang ngoại tệ).

* Về mức ngoại tệ tiền mặt được chuyển:

Theo quy định tại Điều 10 Quyết định số 1437/2001/QĐ-NHNN ngày 19/11/2001 thì công dân Việt Nam đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài được chuyển, mang mỗi năm tối đa không quá 10.000 USD hoặc 20% số tiền nếu tổng số tiền được thừa kế lớn hơn 50.000 USD.

Trường hợp số tiền xin chuyển, mang lớn hơn 50.000 USD, Công dân Việt Nam phải xuất trình giấy tờ chứng minh thực có số tiền xin chuyển cho mục đích thừa kế.

Số tiền còn lại (bằng đồng Việt nam hoặc ngoại tệ), công dân Việt Nam được gửi vào Ngân hàng để chuyển dần (bao gồm gốc và lãi phát sinh) trong các năm tiếp theo, theo phương thức Lệnh chuyển tiền định kỳ đã được thoả thuận giữa Ngân hàng và người có yêu cầu chuyển ngoại tệ nhưng mỗi năm tối đa không quá mức quy định trên.

Trường hợp gửi vào Ngân hàng bằng đồng Việt Nam, công dân Việt Nam được mua ngoại tệ theo tỷ giá bán ngoại tệ của Ngân hàng được phép tại thời điểm chuyển ngoại tệ theo thoả thuận giữa Ngân hàng và người có yêu cầu chuyển ngoại tệ trong Lệnh chuyển tiền định kỳ.

Cũng cần lưu ý là trường hợp cá nhân trực tiếp mang tiền mặt khi xuất cảnh qua cửa khẩu Việt Nam (với mục đích cho người thân nhận thừa kế tại nước ngoài) bên cạnh những quy định trên phải tuân thủ quy định về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất, nhập cảnh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cụ thể, theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12/8/2011 quy định về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất, nhập cảnh thì cá nhânchỉ được phép mang theo người lượng ngoại tệ tiền mặt (bao gồm tiền giấy, tiền kim loại) ở mức từ 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trở xuống; trường hợp vượt quá mức quy định trên thì phải khai báo hải quan cửa khẩu và xin giấy phép của Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối.

Hỏi: Khi nhập cảnh vào Việt Nam thì trẻ em dưới 14 tuổi có được tính như người lớn để mang theo ngoại tệ nhập cảnh vào Việt Nam hay cá nhân phải trên 18 tuổi mới được mang ngoại tệ khi nhập cảnh? (Nếu có 3 đứa con đi theo thì có được mang vào 20.000 USD ?).

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12/8/2011 – văn bản mới nhất quy định về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế của Việt Nam thì:

“Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:

a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;

b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam)”.

Như vậy, pháp luật về ngoại hối của Việt Nam hiện nay chỉ quy định về việc mang ngoại tệ, mức ngoại tệ tiền mặt được mang của cá nhân “xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu”. Do vậy, về nguyên tắc, khi cá nhân sử dụng hộ chiếu khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế tại Việt Nam - không phân biệt độ tuổi - đều được mang theo người lượng ngoại tệ tiền mặt theo mức quy định nêu trên.

Trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi nhập cảnh vào Việt Nam bằng hộ chiếu được mang theo người lượng ngoại tệ theo quy định trên (từ 5000 USD trở xuống không phải khai báo hải quan). Do vậy, nếu cha, mẹ mang theo các con nhập cảnh vào Việt Nam thì được mang tối đa lượng ngoại tệ không phải khai báo hải quan bằng 5000 USD x số thành viên trong gia đình cùng đi.

Hỏi: Mỗi người Việt Nam về thăm quê hương và gia đình khi trở về nước mình đang ở thì được phép mang theo bao nhiêu ngoại tệ?

Trả lời:

Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài về thăm quê hương, nay xuất cảnh thì được mang theo người lượng ngoại tệ không phải khai báo hải quan là 5.000 USD theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN.

Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN thì:“Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, nhưng không vượt quá số lượng đã mang vào, phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất, không cần phải có Giấy xác nhận của tổ chức tín dụng được phép.

Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất chỉ có giá trị cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài khi xuất cảnh lần tiếp theo trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh”.

Do vậy, nếu khi trở về nước, người xuất cảnh mang theo số tiền lớn hơn mức 5000 USD nhưng không vượt quá số lượng đã mang vào thì chỉ phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh mà không cần phải có Giấy xác nhận của tổ chức tín dụng được phép.

Hỏi: Trường hợp đi du học thì được mang theo bao nhiêu tiền?

Trả lời:

* Trường hợp đi du học nước ngoài có thể mang theo người mức ngoại tệ tiền mặt tương đương 5000 USD trở xuống mà không phải khai báo hải quan. Trong trường hợp số tiền cần mang theo phục vụ cho mục đích học tập tại nước ngoài vượt quá mức quy định nói trên thì phải làm thủ tục khai báo Hải quan cửa khẩu về việc chuyển, mang ngoại tệ cho mục đích học tập ở nước ngoài. Thủ tục chuyển, mang ngoại tệ cho mục đích học tập ở nước ngoài tuân theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 1437/2001/QĐ-NHNN ngày 19/11/2001. Cụ thể:

1. Người đi học tập tự mình chuyển, mang ngoại tệ:

Trong trường hợp này cần cung cấp các giấy tờ sau để làm thủ tục xin giấy phép:

- Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ;

- Giấy thông báo chi phí của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo (sau đây gọi là cơ sở đào tạo) nước ngoài gửi cho người đi học. Trường hợp thông báo không gửi đích danh cho người đi học, công dân Việt Nam phải gửi kèm Thư chấp nhận học của cơ sở đào tạo nước ngoài đó hoặc giấy tờ chứng minh đang học tập ở nước ngoài;

- Bản sao hộ chiếu.

Mức học phí được chuyển, mang ra nước ngoài căn cứ vào mức chi phí theo giấy thông báo chi phí của cơ sở đào tạo nước ngoài. Trường hợp cơ sở đào tạo không thông báo về tiền ăn ở, tiền sinh hoạt và các chi phí khác thì ngoài số tiền học phí đã được thông báo, công dân Việt nam được chuyển, mang thêm cho mỗi năm học tối đa không quá 5.000USD/người.

2. Công dân Việt Nam có nhu cầu chuyển, mang ngoại tệ cho thân nhân đang học tập ở nước ngoài:

Trong trường hợp này, ngoài các giấy tờ quy định trên, phải nộp thêm các giấy tờ sau:

a. Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân;

b. Bản sao giấy chứng minh nhân dâ (đối với trường hợp xin chuyển ngoại tệ) hoặc bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp xin mang ngoại tệ).

3. Người được công dân Việt Nam uỷ quyền mang ngoại tệ cho thân nhân đang học tập ở nước ngoài:

Trong trường hợp này, ngoài Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ và Giấy thông báo chi phí của cơ sở đào tạo nước ngoài gửi cho người đi học, người nhận ủy quyền còn phải nộp thêm các giấy tờ sau:

a. Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân của người uỷ quyền;

b. Giấy uỷ quyền;

c. Bản sao hộ chiếu của người được uỷ quyền.

4. Công dân Việt Nam uỷ quyền cho Doanh nghiệp có chức năng tư vấn, dịch vụ du học liên hệ với Ngân hàng để xin chuyển ngoại tệ.

Hồ sơ xin chuyển ngoại tệ trong trường hợp này gồm có:

a. Văn bản của doanh nghiệp xin chuyển ngoại tệ. Văn bản phải bao gồm những nội dung sau: Danh sách người đi học; Số lượng ngoại tệ xin chuyển cho từng người đi học; Nơi chuyển ngoại tệ đến của từng người đi học.

b. Giấy thông báo của cơ sở đào tạo nước ngoài về chi phí của từng người đi học. Trường hợp thông báo không ghi rõ chi phí của từng người đi học, doanh nghiệp phải gửi kèm Thư chấp nhận học của cơ sở đào tạo nước ngoài đó hoặc giấy tờ chứng minh đang học tập ở nước ngoài;

c. Bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp chưa đi học);

d. Hợp đồng uỷ quyền giữa Công dân Việt Nam và doanh nghiệp về việc Công dân Việt Nam uỷ quyền cho doanh nghiệp làm các thủ tục chuyển ngoại tệ.

đ. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với các trường hợp xin phép lần đầu).

Sau khi nhận được đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, Ngân hàng sẽ xem xét, cấp Giấy phép chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo đề nghị của cá nhân

 
bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, tâm lý học, phòng chống tội phạm, Luật sư Nông Thị Hồng Hà, Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thanh Bình, Phan Kế Bính, Công ty Luật Hồng Hà, Vnexpress, công an nhân dân, vụ án, bị can, bị cáo, người chưa thành niên, Luật sư bào chữa, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ luật tố tụng hình sự, người tham gia tố tụng, người bị hại, điều tra, truy tố, xét xử, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, khởi kiện, tranh chấp, thụ lý, hòa giải, lao động, hành chính, kinh tế, đất đai, ly hôn, tài sản, thừa kế, khu đô thị mới, căn hộ, ranh giới, cơ quan tiến hành tố tụng, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, tâm lý học, phòng chống tội phạm, bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, người đại diện hợp pháp, từ chối, các biện pháp ngăn chặn, bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, gia hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam, hậu quả xấu, lấy lời khai, hỏi cung, thời gian, địa điểm, cán bộ chuyên trách, cán bộ trợ giúp, tư vấn về pháp lý, y tế, độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khỏe, xét xử lưu động, còng tay, phương tiện, cưỡng chế, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý, tiêu cực, chống đối, gây mất trật tự tại phiên toà, đại diện của gia đình bị cáo, hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, phạt tù, án treo, trắng án, giám sát, tái hòa nhập cộng đồng, người làm chứng, quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, thu thập chứng cứ, lấy lời khai, kiểm tra dấu vết, chụp ảnh thương tích, ghi âm, ghi hình, xét xử kín, xâm phạm tình dục trẻ em, mua bán trẻ em, tham khảo, chứng khoán, phá sản, cổ phiếu, cổ phần, giao dịch đáng ngờ, kinh doanh bất động sản, giao dịch bất thường, hồ sơ, nhà đất, giả mạo, thông tin, nhân thân, ủy quyền, giá thị trường, vụ thảm sát, cướp tiệm vàng Ngọc Bích, Cảnh sát phản ứng nhanh, điện thoại di động, khẩn cấp, Lê Văn Luyện, Luật Thanh tra
Ý kiến bạn đọc (0)
Ý kiến của bạn
Họ và tên :
Email của bạn :  *
Mã bảo vệ :    (*)
Tiêu đề :
Nội dung :  *
          
Các tin khác: