Tin, bài đáng chú ý

“Bắt bệnh” thực trạng yếu kém của đội ngũ Luật sư

Cập nhật: 24-04-2012 21:27:27

Vừa thiếu, vừa yếu

Sau 5 năm thi hành Luật Luật sư (2007 - 2011), Bộ Tư pháp cho biết hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư cho cá nhân, tổ chức đã tăng cả về số lượng và nâng cao một bước về chất lượng. Theo báo cáo của 59 Đoàn luật sư, đội ngũ luật sư đã tham gia hơn 64 ngàn vụ án hình sự; gần 49 ngàn vụ việc về dân sự, hôn nhân gia đình; 5.256 vụ việc về kinh tế, thương mại; hơn 7 ngàn vụ việc về lao động, hành chính; trên 200 ngàn vụ việc về tư vấn pháp luật; gần 23 ngàn việc về dịch vụ pháp lý khác; 63.180 vụ, việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Tất cả các con số này đều tăng so với giai đoạn trước đó (2001-2006).

Mặc dù vậy, tỷ lệ LS đã tham gia vào các vụ án cả hình sự, dân sự, hành chính... đều rất thấp. Trong vòng 5 năm, hơn 64 ngàn vụ án trên tổng số gần 300 ngàn vụ án hình sự tòa đã xét xử (chiếm 21,44%) có LS tham gia. Tỷ lệ này ở các vụ kiện dân sự và hôn nhân gia đình còn ít hơn nhiều (chỉ 6,8%).

Trong khi số lượng LS ít (lại tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.. nhiều nơi cả Đoàn LS chỉ có vài người, cá biệt như Lai Châu còn chưa có Đoàn LS), thì người dân ở nhiều nơi vẫn còn rất “xa vời” với việc sử dụng các dịch vụ pháp lý do LS đem lại. Đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, xa, nơi trình độ dân trí có hạn và khả năng kinh tế của người dân không cho phép. Ngay cả các trường hợp bắt buộc phải có LS, cơ quan tố tụng cũng khó mời họ vì đi xa, chi phí tăng gấp nhiều lần. Chưa kể họ luôn bị động vì LS tỏ ra không mặn mà khi phải làm các vụ án chỉ định.

Một thống kê cho thấy ở nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, số lượng LS chưa đủ để bào chữa trong các vụ án bắt buộc có sự tham gia của LS (án chỉ định) mà phải mời các LS ở địa phương khác tham gia đã làm nhiều vụ án phải tạm hoãn, kéo dài, gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng. Sự thiếu vắng luật sư trong nhiều vụ án hình sự (còn trên 78%) đã không bảo đảm được nguyên tắc tranh tụng, quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án.

Trong khi số lượng LS còn ít, quá thấp so với các nước trong và ngoài khu vực thì theo đánh giá của Bộ Tư pháp, chất lượng LS cũng đang có vấn đề. Hơn 2.000 luật sư theo Pháp lệnh tổ chức LS năm 1987 không được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư. Nhiều LS trẻ tuy được đào tạo bài bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề.

Trên thực tế vẫn còn một số LS vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm chí có luật sư vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (thoả hiệp với một số cán bộ thoái hoá, biến chất trong các cơ quan tiến hành tố tụng để làm sai lệch vụ án hoặc chạy án). Trong vòng 5 năm qua đã có 30 LS bị xóa tên khỏi danh sách LS, người tập sự hành nghề LS.

Phấn đấu “vừa hồng vừa chuyên”

Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém của đội ngũ LS, Bộ Tư pháp chỉ ra rằng, bất cập từ hệ thống pháp luật là nguyên nhân chính. Một số quy định về tiêu chuẩn, điều kiện trở thành LS chưa chặt chẽ, rõ ràng và có phần còn dễ dãi, ví dụ như quy định về việc miễn đào tạo nghề, miễn, giảm thời gian tập sự, chế độ tập sự hành nghề. Thủ tục để LS tham gia tố tụng như việc cấp Giấy chứng nhận tham gia tố tụng còn rườm rà, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho LS hành nghề. Quy định về điều kiện thành lập tổ chức hành nghề LS còn đơn giản nên dẫn đến các tổ chức hành nghề LS phát triển nhanh về số lượng, nhưng đa phần là manh mún và nhỏ lẻ ....

Bản thân các LS tuy đã được đào tạo bài bản về kỹ năng hành nghề nhưng ít có cơ hội cọ xát, thực hành nghề nghiệp nên yếu về kỹ năng hành nghề trong thực tế, tính chuyên nghiệp chưa cao. Một số LS còn chưa chủ động, tích cực trong việc tự học tập, cập nhật kiến thức pháp luật để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hành nghề cũng như việc trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp. Ngoài ra, một số LS chưa có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, chưa tận tụy nhiệt tình với khách hàng, chỉ quan tâm đến thù lao mà coi nhẹ chất lượng hành nghề, từ đó làm giảm sút niềm tin của khách hàng cũng như ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của nghề LS.

Theo Chiến lược Phát triển nghề luật sư đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì đến năm 2020 có từ 18 – 20 ngàn LS. Cùng với việc phát triển về số lượng, chiến lược xác định nâng cao chất lượng LS trên tất cả mọi lĩnh vực. Để làm được việc này, hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến LS, trong đó có sửa đổi Luật LS là việc làm hết sức quan trọng.

Dự án Luật sửa đổi lần này sẽ có nhiều quy định nhằm nâng cao chất lượng đầu vào của LS, tăng cường quản lý LS và hành nghề LS, cả từ phía Nhà nước và Liên đoàn luật sư Việt Nam, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động luật sư, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động hành nghề của LS, qua đó thu hút thêm lực lượng, mở rộng đối tượng được hành nghề LS. Tuy nhiên, dự án Luật cũng có những quy định nhằm “siết chặt” hơn nữa kỷ luật của LS nhằm tạo môi trường hành nghề lành mạnh, hạn chế các tiêu cực phát sinh.

Người thân của bị can, bị cáo sẽ có quyền yêu cầu LS bào chữa?

Theo Tờ trình của Chính phủ tại phiên họp thứ 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động tham gia tố tụng của luật sư, dự thảo sửa đổi Luật LS quy định: Ngoài người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì người thân của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của các đối tượng này cũng có quyền yêu cầu luật sư bào chữa.

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, việc mở rộng quyền yêu cầu bào chữa không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hành nghề LS, mà ý nghĩa quan trọng là bảo đảm tốt hơn quyền lợi của bị can, bị cáo hoặc người bị tạm giữ, nhất là trong điều kiện các đối tượng này khó có khả năng thực hiện quyền nhờ người bào chữa do đã bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo xác định rõ nội dung khái niệm “người thân” của bị can, bị cáo hoặc người bị tạm giữ bao gồm những người nào để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thống nhất pháp luật?

 
Nguồn: phapluatvn.vn
bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, tâm lý học, phòng chống tội phạm, Luật sư Nông Thị Hồng Hà, Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thanh Bình, Phan Kế Bính, Công ty Luật Hồng Hà, Vnexpress, công an nhân dân, vụ án, bị can, bị cáo, người chưa thành niên, Luật sư bào chữa, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ luật tố tụng hình sự, người tham gia tố tụng, người bị hại, điều tra, truy tố, xét xử, Bộ luật hình sự, Steve Jobs, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, khởi kiện, tranh chấp, thụ lý, hòa giải, lao động, hành chính, kinh tế, đất đai, ly hôn, tài sản, thừa kế, khu đô thị mới, căn hộ, ranh giới, cơ quan tiến hành tố tụng, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, tâm lý học, phòng chống tội phạm, bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, người đại diện hợp pháp, từ chối, các biện pháp ngăn chặn, bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, gia hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam, hậu quả xấu, lấy lời khai, hỏi cung, thời gian, địa điểm, cán bộ chuyên trách, cán bộ trợ giúp, tư vấn về pháp lý, y tế, độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khỏe, xét xử lưu động, còng tay, phương tiện, cưỡng chế, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý, tiêu cực, chống đối, gây mất trật tự tại phiên toà, đại diện của gia đình bị cáo, hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, phạt tù, án treo, trắng án, giám sát, tái hòa nhập cộng đồng, người làm chứng, quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, thu thập chứng cứ, lấy lời khai, kiểm tra dấu vết, chụp ảnh thương tích, ghi âm, ghi hình, xét xử kín, xâm phạm tình dục trẻ em, mua bán trẻ em, tham khảo, chứng khoán, phá sản, cổ phiếu, cổ phần, giao dịch đáng ngờ, kinh doanh bất động sản, giao dịch bất thường, hồ sơ, nhà đất, giả mạo, thông tin, nhân thân, ủy quyền, giá thị trường, vụ thảm sát, Cảnh sát phản ứng nhanh, điện thoại di động, khẩn cấp, ngoại tình, phí công chứng
Ý kiến bạn đọc (0)
Ý kiến của bạn
Họ và tên :
Email của bạn :  *
Mã bảo vệ :    (*)
Tiêu đề :
Nội dung :  *
          
Các tin khác: