Tin, bài đáng chú ý

Chỉ định luật sư bào chữa là rất cần thiết

Cập nhật: 15-02-2012 20:18:03

Quyền bào chữa không chỉ cần thiết cho bị can, bị cáo mà còn có lợi cho các cơ quan tố tụng. BLTTHS hiện hành quy định ba đối tượng được chỉ định luật sư bào chữa là người chưa thành niên, người bị tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất (nếu họ không tự mời). Trả lời trên tờ báo Pháp luật TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng như vậy là chưa đủ, cần mở rộng hơn.

Trước đây, tờ báo này từng phản ánh về vụ án hai con vịt oan nghiệt ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). Số là có bốn anh nông dân nghèo khó đang lai rai thì hết mồi nên cùng nhau sang nhà hàng xóm xin một con vịt về nhậu tiếp rồi xảy ra xô xát nhỏ. Cả bốn bị bắt, bị điều tra, truy tố về tội cướp tài sản theo khoản 2 Điều 133 BLHS (khung hình phạt cao nhất đến 10 năm tù).

Ban đầu, dẫu biết mình chỉ xin chứ không định cướp nhưng vì quá nghèo, bốn nông dân này không có tiền mời luật sư bảo vệ, đành ngậm ngùi ôm phận yếu thế. Thế rồi, khi biết hoàn cảnh của họ, Văn phòng luật sư Tân Luật (TP.HCM) đã cử người bào chữa miễn phí.

Qua một quá trình đấu lý hơn một năm trời, đầu năm 2010, VKSND huyện Đức Trọng đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bốn nông dân. Vụ án khép lại theo hướng nhân đạo của pháp luật nhưng không ai có thể phủ nhận vai trò của các luật sư Văn phòng luật sư Tân Luật.

Mấy năm trước, TAND tỉnh T. đã phải dừng ngang phiên xử một vụ hiếp dâm trẻ em để cơ quan tố tụng chỉ định luật sư cho bị cáo, nếu không sẽ vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Theo đó, cáo trạng của VKS chỉ truy tố bị cáo theo khoản 2 Điều 112 BLHS (khung hình phạt cao nhất đến 20 năm tù) nhưng tại phiên tòa, sau phần thẩm vấn, kiểm sát viên lại thay đổi cáo trạng, đề nghị xét xử bị cáo theo khoản 3 (có khung hình phạt cao nhất đến tử hình).

Luật sư bảo vệ thân chủ tại tòa

Sau khi hội ý, HĐXX đã quyết định dừng phiên tòa để chỉ định luật sư cho bị cáo vì nếu bị cáo bị thay đổi khung hình phạt như trên thì thuộc trường hợp bắt buộc phải có luật sư ngay từ giai đoạn điều tra. Theo tòa, nếu không có luật sư, quyền lợi hợp pháp của bị cáo sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo một thẩm phán tòa hình sự TAND TP.HCM, quy định về sự tham gia bắt buộc của luật sư trong ba trường hợp luật định là quy định đầy tính nhân đạo của BLTTHS nước ta. Quyền bào chữa không chỉ cần thiết cho bị can, bị cáo mà còn có lợi cho các cơ quan tố tụng để xác định sự thật khách quan của vụ án, xử đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.

Theo vị thẩm phán này, phát huy sự tiến bộ trên, các nhà làm luật cần mở rộng đối tượng được chỉ định luật sư bào chữa ngay từ giai đoạn điều tra. Đó là trường hợp bị can bị điều tra về tội có mức án từ 15 năm tù trở lên. Việc này cũng phù hợp với thẩm quyền xét xử của tòa bởi lẽ Điều 196 BLTTHS cho phép tòa có thể xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS truy tố trong cùng một điều luật, nghĩa là tòa có thể xử một mức án nặng hơn.

Luật sư Nguyễn Toàn Thiện (chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận) bổ sung: Đồng bào dân tộc thiểu số cũng là đối tượng cần được chỉ định luật sư ngay từ giai đoạn điều tra. Lý do là trình độ văn hóa và hiểu biết pháp luật của họ hầu hết còn rất hạn chế vì điều kiện kinh tế khó khăn.

Trong khi đó, sự hạn chế nhận thức về pháp luật lại là một nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội của họ. Vì vậy, chỉ định luật sư bào chữa cho họ vừa bảo vệ được người dân yếu thế, vừa góp phần tuyên truyền chính sách pháp luật khi họ làm việc, hợp tác với luật sư.

Luật sư Lê Văn Bình (Đoàn Luật sư TP.HCM) và một giảng viên trường ĐH Luật TP.HCM thì đề xuất thêm: Cũng cần phải mở rộng cả đối với những người thực sự nghèo khổ, không có điều kiện mời luật sư. Theo hai ông, hiện nay luật cho phép loại đối tượng này được nhờ cậy các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước nhưng thực tế hoạt động rất yếu ớt và kém hiệu quả.

Theo chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam - ông Lê Thúc Anh, việc mở rộng đối tượng được chỉ định luật sư là rất cần thiết, thậm chí chỉ cần bị điều tra, truy tố ở khung hình phạt từ bảy năm tù trở lên là phải có luật sư ngay. Bởi lẽ khi vướng vào vòng tố tụng, hơn ai hết người dân cần luật sư bảo vệ mình như một người bị bệnh cần phải có bác sĩ chăm sóc.

Mặt khác, chiến lược phát triển nghề luật sư đã đặt ra chỉ tiêu trong khoảng 10 năm nữa, cả nước ta sẽ có khoảng 18.000-20.000 luật sư (gấp đôi hiện nay). Công cuộc cải cách tư pháp cũng nhấn mạnh tinh thần là vụ án hình sự nào cũng có luật sư tham gia. Như vậy điều kiện để mở rộng đối tượng được chỉ định luật sư là rất tốt và rộng mở. Thậm chí với số lượng luật sư hiện nay vẫn đáp ứng đủ nhu cầu mở rộng.

Theo luật sư Vưu Văn Khía (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bạc Liêu), tôi đồng tình với quan điểm mở rộng bào chữa chỉ định cho một số đối tượng và vấn đề này phải được quy định khi sửa đổi BLTTHS. Hiện nay theo thống kê mới chỉ có khoảng 20% vụ án hình sự có luật sư bào chữa (kể cả luật sư chỉ định), một tỷ lệ quá ít. Một phần khó khăn đến từ cơ quan tố tụng nhưng cơ bản là việc tuyên truyền pháp luật để người dân hiểu tầm quan trọng của luật sư cũng chưa sâu rộng.

Vì vậy, hơn lúc nào hết những nhà làm luật phải mở rộng đối tượng được chỉ định luật sư, từ đó sẽ hình thành thói quen “gõ cửa luật sư” khi “vô phúc đáo tụng đình”. Một nền tố tụng tiến bộ là khi người yếu thế được bảo vệ và được pháp luật tạo điều kiện thực hiện đầy đủ quyền lợi hợp pháp của mình.

Hồng Tươi (bt)

 
Nguồn: nguoiduatin.vn
bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, tâm lý học, phòng chống tội phạm, Luật sư Nông Thị Hồng Hà, Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thanh Bình, Phan Kế Bính, Công ty Luật Hồng Hà, Vnexpress, công an nhân dân, vụ án, bị can, bị cáo, người chưa thành niên, Luật sư bào chữa, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ luật tố tụng hình sự, người tham gia tố tụng, người bị hại, điều tra, truy tố, xét xử, Bộ luật hình sự, Steve Jobs, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, khởi kiện, tranh chấp, thụ lý, hòa giải, lao động, hành chính, kinh tế, đất đai, ly hôn, tài sản, thừa kế, khu đô thị mới, căn hộ, ranh giới, cơ quan tiến hành tố tụng, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, tâm lý học, phòng chống tội phạm, bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, người đại diện hợp pháp, từ chối, các biện pháp ngăn chặn, bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, gia hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam, hậu quả xấu, lấy lời khai, hỏi cung, thời gian, địa điểm, cán bộ chuyên trách, cán bộ trợ giúp, tư vấn về pháp lý, y tế, độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khỏe, xét xử lưu động, còng tay, phương tiện, cưỡng chế, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý, tiêu cực, chống đối, gây mất trật tự tại phiên toà, đại diện của gia đình bị cáo, hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, phạt tù, án treo, trắng án, giám sát, tái hòa nhập cộng đồng, người làm chứng, quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, thu thập chứng cứ, lấy lời khai, kiểm tra dấu vết, chụp ảnh thương tích, ghi âm, ghi hình, xét xử kín, xâm phạm tình dục trẻ em, mua bán trẻ em, tham khảo, chứng khoán, phá sản, cổ phiếu, cổ phần, giao dịch đáng ngờ, kinh doanh bất động sản, giao dịch bất thường, hồ sơ, nhà đất, giả mạo, thông tin, nhân thân, ủy quyền, giá thị trường, vụ thảm sát, cướp tiệm vàng Ngọc Bích, Cảnh sát phản ứng nhanh, điện thoại di động, khẩn cấp, ngoại tình, phí công chứng
Ý kiến bạn đọc (0)
Ý kiến của bạn
Họ và tên :
Email của bạn :  *
Mã bảo vệ :    (*)
Tiêu đề :
Nội dung :  *
          
Các tin khác: