Hình sự

Thâm nhập máy tính trộm ảnh có thể bị phạt tù

Cập nhật: 29-10-2011 19:33:32

Điều 31 Bộ luật Dân sự quy định nêu rõ: Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
> Lấy trộm ảnh, phát tán lên mạng sẽ bị xử lý thế nào?

Điều luật về “Quyền của cá nhân đối với hình ảnh” này còn quy định, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, người có hành vi xâm nhập trái phép vào tài khoản lưu trữ ảnh của bạn để lấy trộm mật khẩu, đưa trái phép hình ảnh của bạn lên mạng, kèm theo “những lời bình luận gây tổn hại đến danh dự” của bạn là hành vi trái pháp luật. Tùy từng trường hợp cụ thể, hành vi đó có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì người (tổ chức, cá nhân) có hành vi “bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng” bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính vi phạm.

Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 63/2007/NĐ-CP nói trên cũng quy định việc phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với “hành vi tiết lộ trên môi trường mạng thông tin thuộc bí mật cá nhân trái quy định của pháp luật”; người có hành vi này cũng bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính vi phạm.

Trong trường hợp vi phạm có mức độ nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội 2 tội:

- Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác (theo Điều 226a Bộ luật Hình sự) đối với hành vi “cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của thiết bị số; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu…”.

Người thực hiện hành vi này bị phạt tiền từ 20 triệu đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Phạm tội có các tình tiết tăng nặng có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

- Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” (theo Điều 226 BLHS) đối với hành vi “công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó”. Người thực hiện hành vi này có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù với mức thấp nhất là sáu tháng và mức cao nhất là bảy năm. Ngoài ra người phạm tội cũng còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Trường hợp bạn đã tìm ra người đã xâm nhập trái phép vào tài khoản lưu trữ ảnh của bạn để lấy trộm mật khẩu, đưa trái phép hình ảnh của bạn lên mạng, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi của người đó - kèm theo chứng cứ chứng minh - gửi đến cơ quan điều tra để đề nghị cơ quan này xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

Luật sư Nông Thị Hồng Hà
Công ty Luật Hồng Hà
114 Phan Kế Bính, Ba Đình, Hà Nội

 
Nguồn: vnexpress.net
bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, tâm lý học, phòng chống tội phạm, Luật sư Nông Thị Hồng Hà, Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thanh Bình, Phan Kế Bính, Công ty Luật Hồng Hà, Vnexpress, công an nhân dân, vụ án, bị can, bị cáo, người chưa thành niên, Luật sư bào chữa, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ luật tố tụng hình sự, người tham gia tố tụng, người bị hại, điều tra, truy tố, xét xử, Bộ luật hình sự, Steve Jobs, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, khởi kiện, tranh chấp, thụ lý, hòa giải, lao động, hành chính, kinh tế, đất đai, ly hôn, tài sản, thừa kế, khu đô thị mới, căn hộ, ranh giới, cơ quan tiến hành tố tụng, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, tâm lý học, phòng chống tội phạm, bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, người đại diện hợp pháp, từ chối, các biện pháp ngăn chặn, bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, gia hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam, hậu quả xấu, lấy lời khai, hỏi cung, thời gian, địa điểm, cán bộ chuyên trách, cán bộ trợ giúp, tư vấn về pháp lý, y tế, độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khỏe, xét xử lưu động, còng tay, phương tiện, cưỡng chế, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý, tiêu cực, chống đối, gây mất trật tự tại phiên toà, đại diện của gia đình bị cáo, hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, phạt tù, án treo, trắng án, giám sát, tái hòa nhập cộng đồng, người làm chứng, quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, thu thập chứng cứ, lấy lời khai, kiểm tra dấu vết, chụp ảnh thương tích, ghi âm, ghi hình, xét xử kín, xâm phạm tình dục trẻ em, mua bán trẻ em, tham khảo, chứng khoán, phá sản, cổ phiếu, cổ phần, giao dịch đáng ngờ, kinh doanh bất động sản, giao dịch bất thường, hồ sơ, nhà đất, giả mạo, thông tin, nhân thân, ủy quyền, giá thị trường, vụ thảm sát, cướp tiệm vàng Ngọc Bích, Cảnh sát phản ứng nhanh, điện thoại di động, khẩn cấp, ngoại tình
Ý kiến bạn đọc (0)
Ý kiến của bạn
Họ và tên :
Email của bạn :  *
Mã bảo vệ :    (*)
Tiêu đề :
Nội dung :  *
          
Các tin khác: