Quyết định Giám đốc thẩm

Quyết định giám đốc thẩm số 21/2003/HĐTP-HS ngày 05-11/2003 về vụ án Nguyễn Văn Bình phạm tội “Sử dụng trái phép tài sản”; Phạm Hoàng Tuấn, Phạm Hoàng Thọ phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân”

Cập nhật: 13-09-2011 17:04:39

QUYẾT ĐỊNH SỐ 21/2003/HĐTP-HS NGÀY 05-11-2003 VỀ VỤ ÁN NGUYỄN VĂN BÌNH PHẠM TỘI “SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN”; PHẠM HOÀNG TUẤN, PHẠM HOÀNG THỌ PHẠM TỘI “LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN CÔNG DÂN”

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

.........

Tại phiên toà ngày 05-11-2003 xét xử giám đốc thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo:

1. Nguyễn Văn Bình, sinh năm 1957; trú tại số 151 Hoàng Hoa Thám, phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; trình độ văn hoá: 10/10; nghề nghiệp: nguyên giám đốc Công ty Hưng Thịnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; con ông Nguyễn Văn Thắng (chết) và bà Phạm Thị Bông; có vợ là Phạm Hồng Minh và 2 con; tiền án, tiền sự: Không. Tạm giam từ ngày 05-05-1999.

2. Phạm Hoàng Thọ, sinh năm 1959; trú tại số 72/08 Nguyễn Thị Nhỏ, phường 9, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh; trình độ văn hoá 12/12; nghề nghiệp: nguyên là nhân viên kỹ thuật máy Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Quang (tỉnh Bình Dương); con ông Phạm Quang Nhiên (chết) và bà Chung Thị Ngọc Nghĩa; có vợ là Dương Thị Mỹ Lệ và 3 con; tiền án, tiền sự: Không. Bị tạm giam từ ngày 11- 01-2000 đến 15-05-2000.

3. Phạm Hoàng Tuấn, sinh năm 1965; trú tại số 74/02 Nguyễn Thị Nhỏ, phường 9, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh; trình độ văn hoá 12/12; nghề nghiệp: nguyên giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Quang (tỉnh Bình Dương); con ông Phạm Quang Nhiên (chết) và bà Chung Thị Ngọc Nghĩa; có vợ là Nguyễn Thu Chinh và 02 con; tiền án, tiền sự: Không. Bị tạm giam từ ngày 09-12-1999 đến 03-02-2000.

Trong vụ án còn có các bị cáo khác không bị kháng nghị.

Người bị hại: Ông Diệp Văn Phát, trú tại số 477 An Dương Vương, phường 3, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Âu Lạc, trụ sở tại số 01, đảo Tuần Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang, trụ sở tại 17 Quang Trung, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà).

- Công ty xuất nhập khẩu Hưng Thịnh Vũng Tàu, trụ sở tại số 86 Phan Chu Trinh, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Ban tài chính quản trị Tỉnh uỷ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ngoài ra trong vụ án còn có những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác.

NHẬN THẤY:

Tháng 12-1997, Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Công ty Hưng Thịnh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhập 2 dây chuyền máy xay xát lúa mỳ của Công ty mậu dịch Kim Khang - Trung Quốc có công suất 60 tấn/ngày và 100 tấn/ngày với giá 360.000USD, Nguyễn Văn Bình đã nâng giá 02 dây chuyền máy lên l.908.570USD và gán nợ cho doanh nghiệp tư nhân thương mại Cẩm Hoà do ông Trần Vinh Văn làm Giám đốc dây chuyền máy có công suất 100 tấn/ngày với giá 12,5 tỷ đồng, ông Trần Vinh Văn lại gán luôn dây chuyền máy này cho ông Diệp Văn Phát cũng với giá 12,5 tỷ đồng để trừ nợ. Ông Phát đã trả cho Văn 7,5 tỷ đồng.

Mặc dù đã cam kết nhưng Trần Vinh Văn không lắp đặt được máy cho ông Phát, nên ngày 18-06-1998 Văn ký tiếp “Biên bản thoả thuận bổ sung” có nội dung là ông Văn uỷ quyền cho ông Phát thuê chuyên gia lắp đặt máy, nhận chuyển giao công nghệ với đầy đủ thiết bị và đúng hồ sơ thiết kế, vận hành chạy thử với thời gian bảo hành 06 tháng. Mọi chi phí ông Phát tạm ứng chi trả, ông Văn có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho ông Phát.

Biết Phạm Hoàng Thọ sang Trung Quốc mua dàn máy xay xát lúa mỳ cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Quang do Phạm Hoàng Tuấn (em Thọ) làm giám đốc, ông Phát nhờ Thọ mời chuyên gia sang lắp đặt dây chuyền máy xay xát lúa mỳ cho mình. Thọ đã bàn với Phạm Hoàng Tuấn là khi chuyên gia của Nhan Huấn Quảng cử sang lắp máy cho Tuấn và Thọ xong, thì sẽ sang lắp máy cho ông Phát, vì Thọ biết máy xay xát lúa mỳ mà Trần Vinh Văn gán nợ cho ông Diệp Văn Phát 1à chiếc máy mà trước đây Nguyễn Văn Bình cũng mua của Nhan Huấn Quảng và công lắp đặt đã tính vào giá thành của máy. Làm như vậy Tuấn và Thọ sẽ lấy được tiền công lắp máy của ông Phát. Tuấn đồng ý, nhưng để tránh sự phát hiện và làm cho ông Phát tin tưởng, Thọ và Tuấn thống nhất dùng giấy khống chỉ của Công ty mậu dịch Kim Khang, Trung Quốc do Nhan Huấn Quảng làm giám đốc rồi làm bản Fax giả đề ngày 20-06-1998 trên danh nghĩa Công ty mậu dịch Kim Khang, Trung Quốc gửi Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Quang với nội dung: “Nếu phía Việt Nam muốn lắp đặt dây chuyền máy xay xát lúa mỳ công suất 100tấn/ngày, thì phải thanh toán chi phí lắp đặt máy là 190.600USD”. Làm xong bản Fax giả này Phạm Hoàng Thọ và Phạm Hoàng Tuấn mang đến nhà cho ông Diệp Văn Phát xem. Ông Phát nói với Tuấn và Thọ là tiền công lắp đặt quá cao như vậy không chịu nổi, yêu cầu Thọ trao đổi lại với Quảng. Do đó, Thọ và Tuấn về làm bản Fax giả thứ hai, có nội dung: “Công ty mậu dịch Kim Khang, Trung Quốc gửi Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Quang, theo yêu cầu của công ty chúng tôi đã xem xét và tính lại giá lắp máy là 100.000USD và đề nghị phải thanh toán trước cho Công ty Kim Khang, Trung Quốc 50.000USD vào ngày 01-07-1998, số còn lại 50% nhận sau khi lắp máy xong”. Sau đó, Thọ và Tuấn lại mang bản Fax giả thứ 02 này đến nhà ông Phát để ông Phát xem, ông Phát tin đó là 02 bản fax thật của Công ty mậu dịch Kim Khang, Trung Quốc nên đồng ý giá lắp máy là 100.000USD. Ông Phát đã giao cho Phạm Hoàng Tuấn 2 lần là 50.000USD. Sau khi giao 50.000USD cho Tuấn, ông Phát yêu cầu Tuấn phải làm hợp đồng lắp máy nên Phạm Hoàng Tuấn và Phạm Hoàng Thọ lại về làm bản hợp đồng lắp máy giả bằng tiếng Anh trên giấy khống chỉ của Công ty mậu dịch Kim Khang, Trung Quốc do Nhan Huấn Quảng làm giám đốc. Sau khi ký hợp đồng, ông Diệp Văn Phát đã giao tiếp cho Phạm Hoàng Tuấn 30.000USD. Tại Cơ quan điều tra, Phạm Hoàng Tuấn khai đã dùng số tiền này để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nhà máy xay xát lúa mỳ của Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Quang và trả nợ cũ của Thọ; Phạm Hoàng Thọ còn khai đã dùng 48.500USD trong số tiền này để trả nợ hộ cho Nguyễn Văn Bình do Bình còn nợ Quảng.

Ngoài ra, Công ty Hưng Thịnh và Công ty Âu Lạc có ký hợp đồng góp vốn làm đường ra đảo Tuần Châu. Nhưng do tình hình kinh tế khó khăn Công ty Hưng Thịnh không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng góp vốn với Công ty Âu Lạc nên hai bên đã thanh lý hợp đồng và thoả thuận chuyển sang hình thức Công ty Hưng Thịnh sẽ giao tiền và tài sản trị giá 22.858.000.000 đồng và sẽ được nhận 06 ha đất trên đảo Tuần Châu. Nhưng đến nay Công ty Hưng Thịnh không thực hiện được việc góp vốn như thoả thuận nên Công ty Âu Lạc không thực hiện việc giao đất.

Tại Bản án sơ thẩm số 182/HSST ngày 12-11-2001 Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu áp dụng khoản 2 Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 1985; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 1999 phạt Phạm Hoàng Thọ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 42 tháng; Phạm Hoàng Tuấn 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 30 tháng tính từ ngày tuyên án đều về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân.

Buộc Công ty Hưng Thịnh (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) hoàn trả cho Phạm Hoàng Thọ 48.500USD (Bốn mươi tám ngàn năm trăm đô la Mỹ).

- Trả lại cho ông Diệp Văn Phát 1.121.460.000 đồng (Một tỷ một trăm hai mốt triệu bốn trăm sáu mươi ngàn đồng).

Giải toả lệnh kê biên tài sản đối với lô thiết bị điện cao thế gửi ở kho 41 và 45 Công ty kho vận ngoại thương đặt ở Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh. Giao trả lô thiết bị điện này cho Công ty Âu Lạc - Quảng Ninh.

- Công nhận thoả thuận giữa Công ty Âu Lạc - Công ty Hưng Thịnh- Ngân hàng ngoại thương Việt Nam - Ban tài chính tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu theo biên bản thoả thuận ngày 13-06-2000; Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Nha Trang được quyền sử dụng 7 ha đất thương phẩm được giới hạn bởi các điểm 1, 10, 2, G, H, I, L trên bản đồ lập ngày 03-03-2000 đính kèm để trừ nợ vay của công ty Hưng Thịnh. Công ty Âu Lạc chịu trách nhiệm hoàn tất thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Nha Trang (VCB Nha Trang).

Ngoài ra Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về tội danh, hình phạt và trách nhiệm dân sự đối với các bị cáo khác.

Sau khi xử sơ thẩm, Phạm Hoàng Thọ và Phạm Hoàng Tuấn kháng cáo với lý do không chiếm đoạt 31.500USD của ông Diệp Văn Phát và đề nghị được trả lại 80.000USD đã nộp tại cơ quan điều tra.

Ông Diệp Văn Phát kháng cáo đề nghị chuyển khung hình phạt và tăng hình phạt đối với Tuấn và Thọ, đồng thời xem xét lại quyết định của Bản án sơ thẩm đã tuyên buộc Công ty Hưng Thịnh trả cho Thọ 48.500USD là không đúng.

Công ty Âu Lạc kháng cáo xin giao lô đất có vị trí cạnh khu biệt thự của Chủ tịch Hồ Chí Minh như đã ghi trong văn bản thoả thuận ngày 20-06-1998 hoặc công ty Âu Lạc sẽ thanh toán cho công ty Hưng Thịnh bằng tiền thay cho việc giao đất.

Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 987/HSPT ngày 26-06-2002 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng khoản 2 Điều 89, Điều 223 Bộ luật Tố tụng Hình sự:

- Tuyên bố bị cáo Phạm Hoàng Thọ và Phạm Hoàng Tuấn không phạm tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân" và đình chỉ vụ án.

- Huỷ phần Bản án sơ thẩm buộc Công ty Hưng Thịnh hoàn trả cho Phạm Hoàng Thọ 48.500USD.

- Huỷ phần Bản án sơ thẩm trả lại cho ông Diệp Văn phát số tiền 1.121.460.000 đồng mà 2 bị cáo Phạm Hoàng Thọ và Phạm Hoàng Tuấn đã nộp. Trả lại 1.121.460.000 đồng cho bị cáo Thọ và bị cáo Tuấn.

Công nhận thoả thuận giữa Công ty Âu Lạc và Công ty Hưng Thịnh, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ban Tài chính quản trị tỉnh uỷ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo biên bản thoả thuận ngày 13-06-2000 "chi nhánh ngân hàng ngoại thương Nha Trang được quyền sử dụng 07ha đất thương phẩm được giới hạn bởi các điểm 01, 10, 02, G, H, I, L trên bản đồ lập ngày 03-03-2000 đính kèm để trừ nợ vay của Công ty Hưng Thịnh. Công ty Âu Lạc chịu trách nhiệm hoàn tất thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho VietCombank- Nha Trang.

Tại Quyết định kháng nghị số 11/HS-TK ngày 28-03-2003, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ phần quyết định của Bản án hình sự phúc thẩm đã tuyên Phạm Hoàng Tuấn, Phạm Hoàng Thọ- không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân, trả lại 1.121.460.000 đồng cho 02 bị cáo Thọ và Tuấn; giữ nguyên quyết định về phần này của Bản án hình sự sơ thẩm số 182/HSST ngày 12-11-2001 của Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; đồng thời, huỷ quyết định: “Công nhận thoả thuận giữa công ty Âu Lạc (Quảng Ninh), công ty Hưng Thịnh, ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ban Tài chính quản trị tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu theo biên bản thoả thuận ngày 13-06-2000: “Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Nha Trang được quyền sử dụng 07ha đất thương phẩm được giới hạn bởi các điểm 01, 10, 02, G, H, I, L trên bản đồ lập ngày 03-03-2000 đính kèm đề trừ nợ vay của công ty Hưng Thịnh. Công ty Âu Lạc chịu trách nhiệm hoàn tất thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho VietCombank Nha Trang” của Bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm để giải quyết lại theo đúng pháp luật. Bản kháng nghị đã nhận định như sau:

"Mặc dù có sự thoả thuận với Trần Vinh Văn và ông Diệp Văn Phát đã nhờ Tuấn và Thọ thuê người lắp đặt máy cho mình, nhưng thực tế Tuấn và Thọ không thuê Quảng lắp máy. Bởi vì Tuấn, Thọ biết khi Quảng bán máy cho Bình thì trong giá thành đã có chi phí lắp đặt máy và Quảng là người phải chịu trách nhiệm lắp đặt, bảo đảm vận hành máy chạy, Thọ và Tuấn đã sử dụng giấy tờ khống chỉ của Công ty mậu dịch Kim Khang, Trung Quốc để làm giả bản hợp đồng lắp máy (có chữ ký của Quảng) làm cho ông Phát tin và đã giao cho Tuấn, Thọ 80.000USD. Việc Thọ dùng số tiền này trả cho Quảng 48.500USD theo lời khai của Thọ là Thọ trả thay Bình số tiền Bình mua máy còn nợ Quảng chứ không phải trả tiền công lắp đặt máy. Do đó, có căn cứ để khẳng định Tuấn và Thọ đã chiếm đoạt 31.500USD của ông Phát. Bản án sơ thẩm quyết định phạm Hoàng Tuấn, Phạm Hoàng Thọ phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân và trả lại cho ông Diệp Văn Phát 1.121.460.000 đồng là đúng pháp luật.

Về dân sự liên quan đến Công ty Âu Lạc, qua các tài liệu điều tra thấy rằng: Sau khi ký kết hợp đồng số 07 ngày 04-10-1997 nhưng do không thực hiện được việc đầu tư vốn, nên Công ty Hưng Thịnh đã đề nghị Công ty Âu Lạc thanh lý hợp đồng. Công ty Âu Lạc đồng ý và hai bên ký biên bản thoả thuận ngày 20-06-1998 Công ty Hưng Thịnh giao tài sản để nhận đất do phía Công ty Âu Lạc giao. Biên bản này không thực hiện được vì tháng 05-1999 Nguyễn Văn Bình bị khởi tố hình sự và lô thiết bị điện tại kho Công ty Hưng Thịnh, do Công ty Hưng Thịnh đang quản lý bị Cơ quan điều tra kê biên đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công của Công ty Âu Lạc. Công ty Âu Lạc đã bỏ vốn mua thiết bị khác để đầu tư xây dựng. Việc Toà án cấp sơ thẩm quyết định: Giải toả lệnh kê biên lô thiết bị điện để giao trả cho Công ty Âu Lạc, đồng thời Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm công nhận sự thoả thuận giữa Công ty Âu Lạc Quảng Ninh và Công ty Hưng Thịnh, Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang, Ban Tài chính, Tỉnh uỷ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo biên bản thoả thuận ngày 13-06-2000, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang được quyền sử dụng 07ha đất thương phẩm, trong khi Công ty Âu Lạc mới chỉ nhận được tài sản trị giá 7 tỷ đồng để đầu tư vào dự án là chưa xem xét đến trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình thực hiện biên bản thoả thuận ngày 20-06-1998, do đó quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm là chưa có căn cứ.

Ngoài ra, Chánh án Toà án nhân dân tối cao còn kháng nghị một phần Bản án sơ thẩm số 182/HSST ngày 12-11-2001của Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đề nghị Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao huỷ quyết định: “Giải toả lệnh kê biên tài sản đối với lô thiết bị điện cao thế gửi ở kho 41 và 45 Công ty kho vận ngoại thương đặt ở Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, giao trả lô thiết bị điện này cho công ty Âu Lạc Quảng Ninh”, của Bản án sơ thẩm để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên toà giám đốc thẩm đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã nhất trí với kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

XÉT THẤY:

Máy xay xát lúa mỳ công suất 100 tấn/ngày Nguyễn Văn Bình gán nợ cho Trần Vinh Văn, và Văn gán nợ cho ông Diệp Văn Phát do Bình mua của Nhan Huấn Quảng, chi phí lắp ráp máy đã nằm trong giá thành. Việc máy chưa lắp ráp được là do khi mua máy Bình còn nợ tiền nên Quảng chưa đưa công nhân sang lắp. Khi ông Phát đặt vấn đề nhờ Thọ tìm người lắp đặt máy, Phạm Hoàng Thọ biết việc này nên đã nói dối ông Phát là phải trả số tiền còn thiếu thì Quảng mới đưa công nhân sang lắp máy và ông Phát phải chịu chi phí lắp ráp. Vì muốn máy mau chóng đi vào hoạt động, nên ông Phát đã nhờ Tuấn, Thọ liên hệ với phía Trung Quốc lắp máy và trả chi phí lắp ráp như yêu cầu của Tuấn, Thọ.

Để thực hiện việc lừa đảo trót lọt, Thọ và Tuấn đã dựng nên bản hợp đồng lắp máy giả; biên nhận tiền giả để ông Phát tin tưởng và giao tiền cho các bị cáo, thực chất không có việc giao dịch giữa Quảng và ông Phát nên không thể gọi là giao dịch dân sự như Toà án cấp phúc thẩm xác định. Hành vi của Phạm Hoàng Thọ và Phạm Hoàng Tuấn là hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như Bản án sơ thẩm xác định là có căn cứ, đúng pháp luật.

Về quan hệ giữa Công ty Âu Lạc với Công ty Hưng Thịnh là quan hệ góp vốn đầu tư, không liên quan đến hành vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án hình sự này. Trong Bản án sơ thẩm, Toà án cấp sơ thẩm không nêu nội dung sự việc tranh chấp, không có nhận xét gì trong phần nhận định của Bản án nhưng lại quyết định các vấn đề góp vốn đầu tư, thanh toán nợ giữa 2 Công ty Âu Lạc và Công ty Hưng Thịnh là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Khi xét kháng cáo của Công ty Âu Lạc, Toà án cấp phúc thẩm không xem xét đầy đủ nội dung các thoả thuận về góp vốn đầu tư, thanh toán nợ... mà chỉ nêu phần nghĩa vụ của Công ty Âu Lạc, không đề cập đến quyền lợi hợp pháp và điều kiện phát sinh nghĩa vụ của Công ty Âu Lạc là không đầy đủ vì lô thiết bị lưới điện và việc bàn giao khu đất đều là những điều kiện trong biên bản thoả thuận giữa các bên. Mặt khác, việc thoả thuận giữa các bên không phải là một phần của vụ án hình sự, vấn đề này chỉ liên quan đến việc góp vốn đầu tư cùng kinh doanh và thanh toán nợ giữa Công ty Hưng Thịnh, Ban Tài chính quản trị Tỉnh uỷ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang và Công ty Âu Lạc. Do đó xét thấy Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm ra quyết định công nhận sự thoả thuận giữa Công ty Âu Lạc, Công ty Hưng Thịnh và Ban Tài chính quản trị tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu theo biên bản thoả thuận ngày 13-06-2000 là không đúng cả về nội dung và thủ tục tố tụng. Vì vậy cần hủy các quyết định này của các Bản án sơ thẩm và phúc thẩm để giải quyết bằng một vụ kiện khác khi các bên có yêu cầu theo đúng qui định của pháp luật.

Bởi các lẽ trên; căn cứ vào các Điều 254, 256 Bộ luật Tố tụng Hình sự,

QUYẾT ĐỊNH:

1. Huỷ quyết định của Bản án hình sự phúc thẩm số 987/HSPT ngày 26-06 2002 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đối với Phạm Hoàng Tuấn, Phạm Hoàng Thọ và giữ nguyên quyết định của Bản án hình sự sơ thẩm số 182/HSST ngày 12-11-2001 của Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã áp dụng khoản 2 Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 1985 về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân”, điểm b khoản l, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 60 Bộ luật Hình sự phạt: Phạm Hoàng Thọ 03 (ba) năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 42 (bốn hai) tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm; phạt Phạm Hoàng Tuấn 02 (hai) năm tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là 30 (ba mươi) tháng tính từ ngày tuyên án; giao các bị cáo cho Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách.

Áp dụng Điều 41, Điều 42 Bộ luật Hình sự.

- Trả lại cho ông Diệp Văn Phát trú tại 477 An Dương Vương, phường 3, quận 5 thành phố Hồ Chí Minh 1.121.460.000 đồng (Một tỷ một trăm hai mốt triệu bốn trăm sáu mươi ngàn đồng)...

Buộc Công ty Hưng Thịnh hoàn trả cho Phạm Hoàng Thọ 48.500USD (Bốn mươi tám ngàn năm trăm đô la Mỹ).

2. Huỷ quyết định “Công nhận thoả thuận giữa Công ty Âu Lạc (Quảng Ninh)- Công ty Hưng Thịnh- Ngân hàng ngoại thương Việt Nam- Ban Tài chính quản trị tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu theo biên bản thoả thuận ngày 13- 06-2000: “Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang được quyền sử dụng 07 ha đất thương phẩm được giới hạn bởi các điểm 1,10, 2, G, H, I, L trên bản đồ lập ngày 03-03-2000 đính kèm để trừ nợ vay của Công ty Hưng Thịnh. Công ty Âu Lạc chịu trách nhiệm hoàn tất thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho VietCombank Nha Trang” tại Bản án phúc thẩm số 987/HSPT ngày 26-06-2002 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và Bản án hình sự sơ thẩm số 182/HSST ngày 12-11-2001 của Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để giải quyết bằng một vụ kiện khác khi các bên có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

3. Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm và phúc thẩm không bị kháng nghị giám đốc thẩm tiếp tục có hiệu lực pháp luật.

Lý do các Bản án sơ thẩm, phúc thẩm bị huỷ một phần:

- Toà án cấp phúc thẩm tuyên bố các bị cáo Phạm Hoàng Thọ, Phạm Hoàng Tuấn không phạm tội là đã không đánh giá đúng bản chất hành vi "lắp máy" của các bị cáo

- Việc Toà án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm giải quyết quan hệ góp vốn đầu tư không liên quan gì đến hành vi phạm tội của các bị cáo là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

 
bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, tâm lý học, phòng chống tội phạm, Luật sư Nông Thị Hồng Hà, Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thanh Bình, Phan Kế Bính, , Vnexpress, công an nhân dân, vụ án, bị can, bị cáo, người chưa thành niên, Luật sư bào chữa, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ luật tố tụng hình sự, người tham gia tố tụng, người bị hại, điều tra, truy tố, xét xử, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, khởi kiện, tranh chấp, thụ lý, hòa giải, lao động, hành chính, kinh tế, đất đai, ly hôn, tài sản, thừa kế, khu đô thị mới, căn hộ, ranh giới, cơ quan tiến hành tố tụng, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, tâm lý học, phòng chống tội phạm, bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, người đại diện hợp pháp, từ chối, các biện pháp ngăn chặn, bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, gia hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam, hậu quả xấu, lấy lời khai, hỏi cung, thời gian, địa điểm, cán bộ chuyên trách, cán bộ trợ giúp, tư vấn về pháp lý, y tế, độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khỏe, xét xử lưu động, còng tay, phương tiện, cưỡng chế, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý, tiêu cực, chống đối, gây mất trật tự tại phiên toà, đại diện của gia đình bị cáo, hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, phạt tù, án treo, trắng án, giám sát, tái hòa nhập cộng đồng, người làm chứng, quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, thu thập chứng cứ, lấy lời khai, kiểm tra dấu vết, chụp ảnh thương tích, ghi âm, ghi hình, xét xử kín, xâm phạm tình dục trẻ em, mua bán trẻ em, tham khảo, trộm cắp, cướp, giết người, công vụ, tham ô, sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, kinh doanh, thương mại, hợp đồng, doanh nghiệp, bảo hiểm, cố ý gây thương tích, án oan, vu khống, làm giả, làm nhục, khiếu nại, tố cáo, bắt cóc, cưỡng đoạt, chiếm đoạt, lừa đảo, hàng giả, đầu cơ, trốn thuế, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, ma túy, giao thông, đua xe,
Ý kiến bạn đọc (0)
Ý kiến của bạn
Họ và tên :
Email của bạn :  *
Mã bảo vệ :    (*)
Tiêu đề :
Nội dung :  *
          
Các tin khác: