Thừa kế

Di chúc miệng cũng được coi là hợp pháp

Cập nhật: 12-09-2009 09:27:59

“Mẹ tôi trước khi mất có dặn dò lại việc chia tài sản cho các con trước mặt nhiều người hàng xóm. Xin cho biết việc di chúc bằng lời như thế có được coi là hợp pháp không?” (Trần Thị Dung, Phan Rang, Ninh Thuận)

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự thì Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện nói trên.

Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý ; di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Theo quy định nói trên, nếu mẹ bạn dặn dò lại việc chia tài sản cho các con trước mặt nhiều người hàng xóm trong lúc còn minh mẫn, sáng suốt và ngay sau đó những người làm chứng đã ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ và đưa đi công chứng hoặc chứng thực trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày mẹ bạn dặn dò lại việc chia di sản cho các con thì việc dặn dò đó được coi là hợp pháp .

Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Hồng Hà

 
Ý kiến bạn đọc (0)
Ý kiến của bạn
Họ và tên :
Email của bạn :  *
Mã bảo vệ :    (*)
Tiêu đề :
Nội dung :  *
          
Các tin khác: