Tin, bài đáng chú ý

Cơ hội đòi được tiền từ các vụ vỡ nợ là rất nhỏ

Cập nhật: 20-10-2011 09:54:04

Luật sư Phạm Thanh Bình.
Luật sư Phạm Thanh Bình.

Luật sư Phạm Thanh Bình (Công ty Luật Hồng Hà, Hà Nội) cho rằng, khi xảy ra vỡ nợ, cơ hội lấy lại được tiền của người cho vay là rất nhỏ vì chỉ trông chờ vào tài sản cơ quan điều tra thu giữ được từ con nợ, mà phần nhiều đã bị tẩu tán từ trước.
> 'Vỡ nợ hàng loạt do thua lỗ bất động sản, vàng'

- Luật sư nhìn nhận thế nào về cácvụ vỡ nợ liên tiếp xảy ra thời gian qua ở Hà Nội?

- Trong bối cảnh các kênh đầu tư vào bất động sản, vàng, chứng khoán không có hiệu quả thì đồng tiền nhàn rỗi của người dân quăng vào "tín dụng đen" để được hưởng lãi 7.000-10.0000 đồng một triệu mỗi ngày (tức hơn 30% một tháng) thì mức lãi suất “khủng” đó có sức hấp dẫn khó có thể cưỡng lại được.

Với những trường hợp vỡ nợ ở Hà Nội thời gian qua, tôi cho rằng hầu hết những chủ nợ chẳng kinh doanh hay đầu tư vào cái gì cả mà họ chỉ lấy của người sau trả lãi cho người trước. Như vậy rõ ràng ở đây có yếu tố lừa đảo.

Để dẫn đến tình trạng trên, ngoài nguyên nhân là lòng tham hưởng lợi lớn từ lãi suất cao, nguyên nhân thiếu hiểu biết pháp luật thì có thể thấy phần lớn những nạn nhân cũng đều thiếu hiểu biết xã hội. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, đồng tiền đang mất giá như hiện nay thì chỉ cần tỉnh táo một chút thôi cũng có thể nhận biết việc người vay tiền kinh doanh cái gì mà kiếm ra lợi nhuận khổng lồ đến vậy để trả lãi cho người cho vay.

Những giấy tờ vay tiền của Chinh, luật sư Bình cho rằng không nhất thiết phải có dấu công chứng. Ảnh: Hà Anh.
Giấy tờ vay tiền, luật sư Bình cho rằng không nhất thiết phải công chứng. Ảnh: Hà Anh.

- Khi xảy ra vỡ nợ, theo quy định pháp luật, tiền của người cho vay được giải quyết như thế nào?

- Cơ hội lấy lại tài sản của bị hại là rất nhỏ vì chỉ trông vào số tài sản cơ quan điều tra thu giữ được. Ví dụ, vụ vỡ nợ lên đến 100 tỷ đồng nhưng nhà chức trách chỉ thu được 50 tỷ thì số tiền này sẽ phải chia cho các bị hại theo tỉ lệ cho vay. Số còn lại, về lý thuyết thì người vay có nghĩa vụ sẽ phải tiếp tục hoàn trả. Tuy nhiên, trên thực tế, việc bắt chủ nợ tiếp tục đứng ra trả, trong khi tài sản đã bị tịch thu hết thì khả năng trả nợ tiếp của họ gần như là không có.

- Người cho vay có bị mất quyền đòi tiền khi chỉ giao dịch bằng giấy viết tay thông thường hoặc thỏa thuận bằng miệng?

- Nhìn từ góc độ pháp luật cho thấy hợp đồng vay tài sản không bắt buộc phải có công chứng như hợp đồng mua bán bất động sản. Thế nên giấy viết tay hay thỏa thuận bằng miệng đều có thể được coi là một dạng hợp đồng. Cả hai đều có giá trị pháp lý như nhau. Tuy nhiên, khi nảy sinh tranh chấp thì việc thỏa thuận bằng miệng sẽ khó chứng minh.

- Vay tiền là giao dịch dân sự, vậy trong trường hợp nào người đi vay bị xử lý hình sự?

- Vay tiền là giao dịch dân sự bình thường trong đời sống xã hội. Người có tiền nhàn rỗi và người có nhu cầu vay tiền tìm đến nhau nên đã hình thành giao dịch dân sự và giao dịch này được thực hiện dưới hình thức hợp đồng vay tài sản.

Bản chất của giao dịch dân sự vay tài sản là giao dịch hợp pháp được pháp luật cho phép nhưng trong bối cảnh có tác động của nhiều yếu tố xã hội khách quan cũng như chủ quan, giao dịch này có thể bị biến tướng, bị bóp méo trở thành hành vi hình sự chứ không còn mang tính dân sự nữa.

Trong Bộ luật hình sự có 2 điều là Điều 139 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) và Điều 140 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản). Hai tội này thoạt nhìn giống nhau vì đều là nhận tiền của một người khác sau đó chiếm đoạt nhưng nó có những điểm cơ bản khác nhau.

Đối chiếu các quy định tại 2 điều luật này với các vụ vỡ nợ ở Hà Nội, chúng ta cần phải xem xét nếu người vay có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản ngay từ đầu thì hành vi “vay” đó là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. Giao dịch đó mang dấu hiệu hình sự bởi người vay đã lừa đảo để người khác tin họ, giao tài sản cho họ để họ chiếm đoạt.

Còn một số trường hợp cũng viết giấy vay và thực tế có sử dụng vốn vay vào kinh doanh nhưng vì lý do nào đó họ không trả được nên phải bỏ trốn thì coi hành vi đó là lạm dụng tín nhiệm. Tuy nhiên, trong trường hợp vay tiền để làm ăn “thật” mà không bỏ trốn thì cũng khó xử lý về mặt hình sự.

Giữa hai hành vi dân sự và hình sự có ranh giới rất mong manh nên ta không thể nói tất cả vụ vỡ nợ đều là dân sự hay hình sự. Tùy từng trường hợp cụ thể để đánh giá, trong đó cần phải xem xét cả đến ý thức chủ quan của người vay khi xác lập giao dịch; thái độ ứng xử của người vay khi đã mất khả năng trả nợ; rồi thực tế sử dụng tiền vay, những thủ đoạn gian dối (nếu có) của người vay trước và trong quá trình vay…

- Nhiều năm làm trong ngành ngân hàng, theo luật sư người có tiền nhàn rỗi muốn cho vay cần cảnh giác điều gì?

- Với những người đang có tiền nhàn rỗi cũng cần cảnh giác với những trường hợp gạ gẫm vay tiền với lãi suất cao. Ở thời buổi này không có làm gì ra được lợi nhuận khổng lồ để trả lãi cao đến thế. Do đó, việc cho vay tốt nhất chỉ dừng lại ở những khoản vay tiêu dùng thông thường với lãi suất vừa phải chứ không nên đưa ra những khoản cho vay lớn mang tính đầu tư, kể cả trong trường hợp bên vay hứa hẹn sẽ trả lãi suất rất cao: "Lợn đang trong chuồng đừng thả ra để đuổi".

Khi đã xảy ra vụ vỡ nợ, đứng từ góc độ luật sư, tôi cho rằng những người bị hại cần phải có thái độ bình tĩnh để thông báo cho cơ quan điều tra vào cuộc truy tìm chủ nợ cũng như tài sản của họ. Người dân không nên tự ý manh động hoặc có những biểu hiện trái pháp luật để xiết nợ nếu không sẽ bản thân cũng sẽ bị vướng vào vòng lao lý.

Hà Anh thực hiện

 
Nguồn: VnExpress
bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, tâm lý học, phòng chống tội phạm, Luật sư Nông Thị Hồng Hà, Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thanh Bình, Phan Kế Bính, Công ty Luật Hồng Hà, Vnexpress, công an nhân dân, vụ án, bị can, bị cáo, người chưa thành niên, Luật sư bào chữa, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ luật tố tụng hình sự, người tham gia tố tụng, người bị hại, điều tra, truy tố, xét xử, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, khởi kiện, tranh chấp, thụ lý, hòa giải, lao động, hành chính, kinh tế, đất đai, ly hôn, tài sản, thừa kế, khu đô thị mới, căn hộ, ranh giới, cơ quan tiến hành tố tụng, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, tâm lý học, phòng chống tội phạm, bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, người đại diện hợp pháp, từ chối, các biện pháp ngăn chặn, bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, gia hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam, hậu quả xấu, lấy lời khai, hỏi cung, thời gian, địa điểm, cán bộ chuyên trách, cán bộ trợ giúp, tư vấn về pháp lý, y tế, độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khỏe, xét xử lưu động, còng tay, phương tiện, cưỡng chế, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý, tiêu cực, chống đối, gây mất trật tự tại phiên toà, đại diện của gia đình bị cáo, hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, phạt tù, án treo, trắng án, giám sát, tái hòa nhập cộng đồng, người làm chứng, quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, thu thập chứng cứ, lấy lời khai, kiểm tra dấu vết, chụp ảnh thương tích, ghi âm, ghi hình, xét xử kín, xâm phạm tình dục trẻ em, mua bán trẻ em, tham khảo, chứng khoán, phá sản, cổ phiếu, cổ phần, giao dịch đáng ngờ, kinh doanh bất động sản, giao dịch bất thường, hồ sơ, nhà đất, giả mạo, thông tin, nhân thân, ủy quyền, giá thị trường, vụ thảm sát, cướp tiệm vàng Ngọc Bích, Cảnh sát phản ứng nhanh, điện thoại di động, khẩn cấp, Lê Văn Luyện, Luật Thanh tra
Ý kiến bạn đọc (0)
Ý kiến của bạn
Họ và tên :
Email của bạn :  *
Mã bảo vệ :    (*)
Tiêu đề :
Nội dung :  *
          
Các tin khác: